Các mô hình học trực tuyến

Mô hình học trực tuyến là thế nào? Dạy và học trực tuyến cũng có “dăm bảy” đường, nói cách khác là kiểu tổ chức dạy và học. Trong bài này ta sẽ xem qua ba mô hình dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay:

1. Mô hình học trực tuyến trực tiếp – synchronous training system

Cụm từ Synchronous training system tạm dịch là hệ thống giáo dục đồng bộ. Có nghĩa là “at the same time” – là trực tiếp, ngay lập tức.

Mô hình học trực tuyến trực tiếp này cho phép người học tương tác đồng thời với người giảng bài (instructors) thông qua một nền tảng công nghệ. Với mô hình này, lớp học trực tuyến của chúng ta thực chất là một mô hình lớp học truyền thống, nay được đưa lên online mà thôi.

Chỉ khác là chúng ta tương tác với người trong “lớp học” bằng việc gửi tin nhắn, chat, gọi audio hay video với nhiều người cùng lúc. Và điều hay hơn mà một số khoá học cho phép đó là các bài giảng mà bạn dự nghe có thể được ghi lại, và bạn có thể nghe hay xem lại sau đó.  (Tất nhiên, trong một khoảng thời gian cố định thôi, sau đó thì video đó có thể bị xoá để giải phóng server).

Mô hình học trực tuyến trực tiếp này thường xoay quanh kĩ năng hướng dẫn đơn lẻ là chủ yếu. Nổi nhất tại Việt Nam như Topica, hay các lớp học tổ chức trên nền tảng skype hay paltalk.

mo hinh hoc truc tuyen

Ở mô hình syn này giảng viên sẽ “nói chuyện trực tiếp” với sinh viên, giao tiếp thông qua các phần mềm trên. Thông thường một lớp sẽ có 1 thầy 1 trò (dạng tutor riêng, hướng dẫn kỹ thuật). Hoặc lớp sẽ có nhiều học viên và mỗi người được nói theo phiên lần lượt (hoặc áp dụng hình thức giơ tay xếp hàng nói). Mô hình syn khá giống việc giảng dạy truyền thống tại các lớp học.

a. Ưu điểm:

  • Bạn có thể tương tác với giáo viên tương tự như lớp học truyền thống, cho cảm giác không bị xa lạ.
  • Một số khoá cho phép bạn đặt câu hỏi và giáo viên giải đáp ngay “trên lớp”
  • Mô hình học trực tuyến trực tiếp cho phép giáo viên chữa bài, chữa lỗi trực tiếp cho học sinh.
  • Mọi học viên có thể tương tác trực tiếp với nhau nên có thể phù hợp cho làm bài nhóm.

b. Nhược điểm

  • Lớp học dù đông hay ít thì học viên cũng sẽ bị giới hạn thời lượng giao tiếp.
  • Học lớp đông nếu áp dụng hình thức “giơ tay” thì bạn sẽ có thể đợi lâu, thậm chí không tới lượt.
  • Số lượng sinh viên trong một lớp bị giới hạn để đảm bảo tương tác thầy – trò.
  • Giảng viên và sinh viên đều không chủ động thời gian, phụ thuộc lịch học cụ thể.

Như vậy ở mô hình Synchronous traning system này tính chủ động, độc lập trong học tập của sinh viên không cao. Rất phù hợp với học viên cần tương tác trực tiếp qua nghe nhìn và nói. Phù hợp nhu cầu học cá nhân, nhóm nhỏ.

2. Mô hình học trực tuyến gián tiếp – asynchronous training system

Ngược với mô hình trên, cụm từ asynchronous training system dịch là: hệ thống giáo dục không đồng bộ.

Mô hình học trực tuyến gián tiếp này yêu cầu học viên sẽ phải hoàn thành khóa học dựa trên chính bản thân họ, gần như không có sự hỗ trợ quá nhiều từ các giáo viên khác.

Phần lớn các khóa học trực tuyến tại Việt Nam đang đi theo mô hình này, nghĩa là các giáo viên sẽ quay clip trước các bài học, học viên sẽ xem video bất cứ lúc nào họ muốn. Sau đó họ sẽ làm các bài tập mà giáo viên giao trong khóa học và so sánh với đáp án. Học viên có thể tương tác thông qua thảo luận với các học viên khác trên các nền tảng ứng dụng của nhà cung cấp khóa học.

Một số khóa học online thì lại có thể tiết kiệm hơn bằng việc họ gửi cho bạn DVDs khóa học. Bạn xem tại nhà rồi có thể thảo luận online.

a. Ưu điểm

  • Học viên có thể chủ động thời gian.
  • Tăng cường kĩ năng tự học.
  • Hệ thống bài tập nhiều.

b. Nhược điểm

  • Không có nhiều tương tác giữa người học và người dạy.
  • Khó khăn trong liên lạc với giáo viên.
  • Thiếu việc chữa bài trực tiếp nên có thể dẫn tới việc học sinh khó hiểu bài ngay (vì vậy yêu cầu kĩ năng tự học rất nhiều)

Mô hình học trực tuyến gián tiếp asynchronous training system phù hợp với những học viên có khả năng học độc lập cao, chủ động, tự giác. Phù hợp với các nội dung học không cần nhiều sự tương tác (như đọc, viết …)

3. Mô hình học kết hợp – blended learning

Cụm từ Blened learning ta dịch nghĩa là học trộn, là sự kết hợp, hòa trộn của cả hai mô hình trên với nhau. Như vậy nó sẽ có 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1:

học viên sẽ phải học một số kiến thức thông qua các hình thức chủ động như đọc tài liệu, xem video, CDs, bài đọc do khóa học cung cấp để chủ động tiếp cận kiến thức. Các học viên tiếp cận cùng một số lượng tài liệu giống nhau để đảm bảo kiến kiến thức chung như nhau. (đây là mô hình học trực tuyến gián tiếp – thứ hai)

Giai đoạn 2:

Bạn sẽ tham gia một số buổi học trực tiếp thông qua các ứng dụng nền tảng để thảo luận, chữa bài, tập luyện trực tiếp với giảng viên các điểm chưa “thông”. (đây là mô hình học trực tuyến trực tiếp – thứ nhất).

Việc phân chia giai đoạn 1 giai đoạn 2 có thể nửa đầu, nửa cuối khoá học, cũng có thể bố trí đan xen nhau trong từng buổi, từng giờ học. Thực tế là một tài liệu dài quá 15 phút dễ gây xao lãng, mất tập trung của người xem, do đó nên chia nhỏ giờ học thành các vid ngắn dưới 15 phút và đan xen bài tập, câu hỏi để học viên vận động tươi não lại.

Bạn thấy các vấn đề ở cả hai mô hình trên được khắc phục hầu hết ở mô hình thứ 3 Blended learning này. học viên chủ động học, tiếp cận kiến thức, không bị bó buộc thời gian. đồng thời có sự tương tác thầy trò nhằm bù lấp khiếm khuyết  kiến thức, dễ đạt tối ưu nhất lượng kiến thức có thể được.


Mời bạn xem series bài viết Dạy học trực tuyến bằng Google Classroom

Tag: Synchronous training system, học trực tuyến trực tiếp, asynchronous training system, học trực tuyến gián tiếp, blended learning, học kết hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
Mục Lục